Vật liệu MDF hay thường gọi là gỗ MDF thường được sử dụng trong sản xuất các đồ nội thất gia đình và văn phòng. Nhờ các ưu điểm nổi bật về chất lượng cũng như giá thành rẻ gỗ MDF ngày càng được sử dụng phổ biến thay thế dần cho gỗ tự nhiên.
Mục Lục
Khái niệm MDF, Thành phần, Nguồn gốc và Ứng Dụng
Gỗ MDF là gì?
MDF thuật ngữ được viết tắt của chữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả hai loại ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt hai loại này, người ta dựa vào thông số vật lý, độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.
Nguồn gốc, xuất xứ gỗ MDF
Hiện tại trên thị trường Việt Nam các loại ván MDF thường được nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và 1 số đơn vị sản xuất trong nước. Trong đó ván của Thái Lan, Malaysia được phân phối sử dụng rộng rãi nhất trong phân khúc trung bình và cao, còn phân khúc giá rẻ vẫn thuộc về ván MDF của Trung Quốc.
Một số tên tuối lớn tham gia sản xuất và phân phối MDF như: Gỗ Minh Long, Gỗ An Cường, Tản Viên, gỗ Trần Lai, Tu Go, Hồng Nghi, Phạm Gia Phú…
Thành phần và quy trình xử lý gỗ MDF
Ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.
Quy trình ướt:
- Bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation),cào rải ngay sau đó lên mâm ép.
- Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ.
- Đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.
Quy trình khô:
- Keo , phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ.
- Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất.
- Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt, máy ép thực hiện ép 2 lần. Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3, lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ.
- Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
Ứng dụng của gỗ MDF trong sản xuất đồ nội thất.
Ngày nay các loại ván MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất chủ yếu là nội thất gia đình và nội thất văn phòng, khách sạn. Dưới đây là 1 số dòng sản phẩm được sản xuất phổ biến trên thị trường:
>> Thư viện đồ nội thất <<
- Bàn ăn thông minh
- Tủ giày, tủ giày thông minh
- Giường ngủ.
- Tủ quần áo
- Bàn trang điểm
- Bàn trà, kệ tivi.
- Các loại tủ trang trí: tủ phòng khách, tủ rượu, tủ tivi
- Tủ bếp, quầy bếp
- Bàn ghế văn phòng: bàn làm việc, bàn giám đốc, bàn họp
- Tủ đồ, tủ hồ sơ, giá sách..
- và còn rất nhiều sản phẩm nội thất khác.
Ưu điểm, nhược điểm, thông số kỹ thuật các loại gỗ MDF
Phân loại gỗ MDF
Có 2 yếu tố dùng để phân loại ván MDF đó là lõi và bề mặt. Nếu phân loại theo lõi thì có 2 loại sau:
- Gỗ MDF lõi thường.
- Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm.
Ngoài ra chúng ta có thể phân loại theo yếu tố thứ 2 đó là cách xử lý bề mặt ( lớp phù bề mặt ). Ở cách phân loại này chúng ta có các loại ván MDF như sau:
- Gỗ MDF phủ melamine
- Gỗ MDF phủ acrylic.
- Gỗ MDF phủ laminate
- Gỗ MDF phủ veneer.
- Gỗ MDF sơn bệt.
Tiếp theo Tạp Chí Nội Thất sẽ cùng mọi người tìm hiểu chi tiết các ưu điểm, nhược điểm, thông số kỹ thuật của các loại MDF trên nhé.
Ưu điểm, nhược điểm gỗ MDF lõi thường.
Ván mdf lõi thường là có thành phần và quy trình xử lý tương tự như ván MDF tuy nhiên loại này không có khả năng chống ẩm và chống nước cao. Ván thường được xử dụng trong sản xuất các đồ nội thất giá rẻ.
Ưu điểm của gỗ MDF lõi thường
- Giá thành rất rẻ.
- Chống mối mọt, giảm cong vênh.
- Đa dạng màu sắc, vân gỗ.
- Được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ gỗ công nghiệp.
Nhược điểm của gỗ MDF cốt thường
- Chống ẩm kém.
- Không phù hợp với các khu vực khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Thông số kỹ thuật ván MDF thường
- Kích thước khổ tiêu chuẩn là 1m2x2m4
- Độ dày có nhiều loại như: 2.3mm, 2.5mm, 3.0mm, 4.0mm, 4.5mm, 4.75mm,5.5mm, 6.0mm, 8.0mm, 9.0mm, 12.0mm, 15.0mm, 16.0mm, 17.0mm, 18.0mm, 19.0mm, hay 25.0mm.
- Màu sắc: khoảng hơn 200 mã màu


Ưu điểm, Nhược điểm, Thông số kỹ thuật gỗ MDF lõi xanh chống ẩm
Khác với MDF lõi thường thì gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, chống nước tốt hơn rất nhiều nên ván lõi xanh thường được sử dụng trong mỗi trường ẩm hoặc các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với nước như: tủ bếp, bàn ăn, bàn trà…
Ưu và nhược điểm ván mdf lõi xanh chống ẩm.
- Chống ẩm tốt.
- Chống cong vênh, mối mọt
- Mã màu đa dạng, vân gỗ đẹp
- Nhược điểm duy nhất là giá thành cao.
Thông số kỹ thuật gỗ lõi xanh chống ẩm
- Các thông số kỹ thuật như kích thước, độ dày, trọng lượng, tỉ trọng tương tự như của mdf thường.
Ưu điểm, Nhược điểm, Thông số kỹ thuật của gỗ MDF phủ melamine.
MDF phủ Melamine là loại gỗ công nghiệp với cốt gỗ MDF bên trong ( lõi thường hoặc lõi xanh chống ẩm), phủ bề mặt Melamine.

Ưu điểm của ván mdf phủ melamine
- Chống nước và xước nhẹ.
- Chống cong vênh, mỗi mọt
- Đa dạng màu sắc và vân gỗ
- Giá thành rẻ
Nhược điểm
Tuy có khả năng chống nước, nhưng phần nẹp cạnh gỗ vấn có thể bị nước ngấm qua nếu thường xuyên tiếp xúc với nước. Lâu ngày sẽ khiến phồng rộp, nở gỗ.
Thông số kỹ thuật gỗ mdf phủ melamine
- Các thông số kỹ thuật như kích thước, độ dày, trọng lượng, tỉ trọng tương tự như của mdf thường và lõi xanh chống ẩm.
Ưu điểm, Nhược điểm và Thông số kỹ thuật gỗ MDF phủ acrylic.
Ván mdf phủ acrylic là một sản phẩm gỗ công nghiệp, với cấu tạo gồm phần cốt gỗ là mdf ( lõi xanh chống ẩm ) và được phủ lên bề mặt một lớp nhựa acrylic bóng gương ở trên.

Ưu điểm của MDF phủ acrylic
- Chống nước hoàn toàn
- Chống ẩm, chống cong vênh, mối mọt
- Màu sắc đẹp, sang trọng.
Nhược điểm của gỗ acrylic
- Giá thành cao ( gấp 3 -5 lần so với gỗ melamine)
- Khả năng chống xước kém, vì vậy acrylic thường sử dụng cho các sản phẩm ít va chạm như: tủ bếp, tủ trang trí, tủ quần áo. Ít sử dụng trong các sản phẩm như bàn ăn, bàn trà, bàn làm việc, bàn học.
- Ít mã màu và vân gỗ hơn các sản phẩm melamine
Thông số kỹ thuật của ván acrylic.
- Kích thước ván tiêu chuẩn: 1220*2440mm.
- Độ dày 18mm1200x2400mm, độ dày T3~T15mm.
- Một số thông số khác xem ảnh dưới đây

Ưu điểm, nhược điểm và thông số kỹ thuật gỗ MDF phủ laminate
Gỗ Laminate là một sản phẩm gỗ công nghiệp bao gồm phần cốt bên trong là gỗ mdf lõi xanh chống ẩm, bề mặt phủ mốt lớp nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi là Formica (Tên khoa học là High-pressure Laminate).

Ưu điểm của gỗ laminate
- Chống nước tuyệt đối
- Chống ẩm tuyệt đối
- Chống cong vênh, mối mọt
- Chịu lực tốt.
- Chống xước tốt.
- Chịu nhiệt tốt.
- Nhiều mã màu đẹp, sang trọng.
Nhược điểm của gỗ laminate
- Giá thành rất đắt
- Khó thi công hơn các loại gỗ melamine
Thông số kỹ thuật của ván laminate
Khổ ván tiêu chuẩn
- 1.22m × 2.44m, độ dày từ 0.7 – 0.8mm.
Ngoài ra còn có các kích thước khác như:
- 1830mm x 4300mm, độ dày 0,7 x 0,8mm
- 1150mm x 3360mm, độ dày 0,7 x 0,8mm
- 1050mm x 3050mm, độ dày 0,7 x 0,8mm
Ưu điểm, nhược điểm và thông số kỹ thuật gỗ mdf phủ veneer
Tấm MDF phủ veneer là một loại gỗ công nghiệp có cấu tạo từ cốt MDF ( lõi thường hoặc lõi xanh) và lớp bề mặt veneer ( lớp gỗ tự nhiên). Chúng được liên kết với nhau bằng keo gỗ công nghiệp chuyên dụng dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ.

Ưu điểm của gỗ veneer
- Bề mặt mịn dễ lau chùi, vệ sinh
- Chống nước tốt.
- Chống ẩm, cong vênh, mối mọt.
- Vân gỗ tự nhiên đẹp, sang.
Nhược điểm của gỗ Veneer
- Không da dạng màu sắc.
- Không làm được các sản phẩm trạm khắc.
- Chống nước tốt nhưng không tuyệt đối.
- Giá thành cao hơn melamine
Thông số kỹ thuật của gỗ veneer
Đang cập nhật thêm thông số kỹ thuật…
Trên đây là thông tin về các loại gỗ MDF phổ biến trên thị trường với các ưu điểm, nhược điểm và thông số kỹ thuật đầy đủ. Tiếp theo hãy cùng Tạp Chí Nội Thất tìm hiểu thêm về các nhà cung cấp, giá bán của các loại ván MDF trên thị trường nhé.
Giá bán gỗ MDF, Các công ty cung cấp tại Việt Nam
Có rất nhiều tên tuối lớn tham gia sản xuất và phân phối MDF như: Gỗ Minh Long, Gỗ An Cường, Tản Viên, gỗ Trần Lai, Tu Go, Hồng Nghi, Phạm Gia Phú…Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 -10 công ty, đơn vị cung cấp ván MDF uy tín, giá rẻ nhất tại thị trường Việt Nam nhé.
Công ty cung cấp gỗ MDF tại Hà Nội và khu vực Miền Bắc
- Gỗ An Cường
- Gỗ Minh Long – Tầng 20, toà nhà 319 BQP, 63 Lê Văn Lương, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- Gỗ Lâm Viên – Cụm Công nghiệp Hà Bình Phương – Huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội
- Gỗ Tản Viên – Khu công nghiệp Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội
Công ty cung cấp gỗ MDF tại Đà Nẵng và khu vực Miền Trung
- Gỗ Lâm Viên – Đường số 8, KCN Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
- Gỗ An Cường
- Gỗ Minh Long
Công ty cung cấp gỗ MDF tại Hồ Chí Minh và khu vực Miền Nam.
- Gỗ Trần Lai – 37/12 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Quận 12
- Gỗ Hồng Nghi – 7/6 Trần Văn Mười, Ấp Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
- Gỗ Minh Long
- Gỗ An Cường
>> Bảng Giá Gỗ MDF cập nhật liên tục theo thị trường năm 2021 <<
Cập nhật một số câu hỏi, vấn đề khách hàng quan tâm xung quanh sản phẩm gỗ mdf
Câu hỏi 1: Gỗ công nghiệp mdf là gì?
Trả lời: như ở đầu bài đã nói ra về khái niệm, cấu tạo của ván MDF, hiểu đơn giản nhất thì MDF là các loại gỗ tự nhiên, gỗ vụn được nghiền nát dưới dạng bốt sau đó trộn cùng với 1 loại keo chuyên dụng và ép thành dạng ván.
Cầu hỏi 2: Ván MDF có bền không?
Trả lời: Tuổi thọ của các loại ván MDF có thể nên đến 15 năm tùy loại, nên mọi người có thể yên tâm là chất lượng ván MDF rất tốt.
Cầu hỏi 3: Ván mdf có an toàn không, trong quá trình sử dụng có gây độc hại gì không?
Cầu trả lời: Các sản phẩm làm từ gỗ MDF sẽ không gây nguy hại cho người sử dụng, nên mọi người yên tâm sử dụng.
Câu hỏi 4: Có nên mua sản phẩm bằng gỗ mdf hay không?
Cầu trả lời: Tùy vào nhu cầu thực tế ( sản phẩm gì, không gian như nào, tài chính ra sao…) thì mọi người mới có thể đưa ra quyết định có nên dùng vật liệu MDF hay không. Nếu bạn thích phong cách mộc thì nên mua các đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên, nếu bạn thích phong cách hiện đại trẻ trung và muốn tiết kiệm chi phí thì nên chọn gỗ MDF…